Tin tức

Cập nhật các thông tin mới nhất của công ty PlusWeb về các sự kiện, các thay đổi mới nhất của PlusWeb và các chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho các khách hàng của PlusWeb



Liên kết nội bộ là gì? Tầm quan trọng của việc xây dựng liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là gì? Tầm quan trọng của việc xây dựng liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là gì?

Liên kết nội bộ (internal link) là các đường dẫn trỏ đến các trang nội dung khác trên cùng một website (cùng một tên miền chính). Các dạng liên kết nội bộ thường sử dụng như là:

  • Liên kết từ trang chủ đến các danh mục, bài viết, sản phẩm.
  • Liên kết từ danh mục đến các bài viết, sản phẩm.
  • Liên kết đến các bài viết khác trong trang bài viết.
  • Liên kết đến các sản phẩm khác từ trang sản phẩm
  • Liên kết thông qua các menu.
  • Liên kết thông qua các từ khoá, tiêu đề có trong nội dung bài viết.

Liên kết nội bộ là gì?

Tầm quan trọng của việc xây dựng liên kết nội bộ

Nếu việc chăm sóc nội dung, thường xuyên đăng bài, có chiến lược nội dung từ đầu giúp website của bạn phát triển đúng hướng thì việc sử dụng liên kết nội bộ sẽ giúp tăng chất lượng cho website, nâng cao trải nghiệm người dùng, góp phần tác động trực tiếp đến việc tăng chất lượng cho SEO.

Khi bạn xây dựng các liên kết nội bộ chặt chẽ, hợp lý sẽ giúp cấu trúc website được tối ưu, các nội dung trên website được kết nối chặt chẽ hơn, giúp cho các robot thu thập nội dung dễ dàng, rõ ràng hơn.

Các liên kết nội bộ được sử dụng hợp lý, chuẩn xác sẽ giúp người xem có thể dễ dàng nhìn thấy các nội dung liên quan, khiến họ tiếp tục xem những nội dung khác. Điều này giúp giữ chân khách hàng ở lâu hơn trên website, tăng số trang được mở trên website. Chẳng hạn khi người xem đang đọc nội dung trên một bài viết, khi kết thúc bạn chèn một số bài viết khác liên quan theo danh mục, hoặc chủ đề, sẽ khiến người đọc dễ dàng đọc tiếp các nội dung khác.

Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ

  • Đối với cấu trúc website, bạn nên phác thảo ra toàn bộ các liên kết chính trong website, chẳng hạn Trang chủ - Giới thiệu - Các danh mục bài viết - Các danh mục sản phẩm ...
  • Xác định nội dung chủ đạo của website, của các chuyên mục, từ đó đưa ra những từ khoá, cụm từ khoá chính để sử dụng trong các liên kết nội bộ.
  • Theo dõi hiệu quả link nội bộ thông qua Search Console. Sau khi xây dựng được một lượng content kha khá với các liên kết nội bộ đã được đặt đầy đủ bạn nên xem các dữ liệu từ Search Console để biết được kết quả của việc xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả hay không.
  • Dồn các liên kết nội bộ từ các trang và bài viết trong website đến các trang đích quan trọng.
  • Chủ động đặt internal link tại các trang, bài viết có nhiều liên kết bên ngoài trỏ về.
  • Nên sử dụng breadcrumb: Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng thường được đặt ở đầu mỗi trang hoặc bài viết nhẳm cho người dùng biết vị trí đang đứng của họ trong website. Điều này cũng giúp cho họ dễ dàng quay lại các vị trí trước đó.
  • Bạn có thể sử dụng việc giải nghĩa cho các khái niệm, định nghĩa để chèn link nội bộ. Chẳng hạn trong một bài viết xuất hiện một tên gọi của một dịch vụ nào đó, bạn có thể chèn liên kết đến bài viết giải nghĩa về nó.

  • Xây dựng thêm các liên kết nội bộ dưới chân trang website. Mặc dù chúng ít được chú ý hơn, nhưng cũng khá hiệu quả.
  • Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến anchor text khi đặt liên kết nội bộ, không nên đặt anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng vào trong nội dung, làm cho nội dung trang website bị loãng hay gây cảm giác phản cảm, dẫn tới người dùng cảm thấy khó chịu.
  • Cần đa dạng hoá các anchor text và đặt chúng vào những vị trí càng liên quan đến bài viết càng tốt để làm tăng tỷ lệ click vào liên kết sẽ hiệu quả hơn.


chat zalo chat facebook goi hotline